Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

Share | 

 

 Kĩ năng quản trò trong xin hoạt tập thể

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Kĩ năng quản trò trong xin hoạt tập thể EmptyFri Jun 11, 2010 12:01 am

Tài năng của rocky Người này hiện đang:
Level:
Danh vọng:6%/1000%
Tài năng:33%/100%



rocky

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 01/02/2010
Age : 33
Đến từ : IT K35

Bài gửiTiêu đề: Kĩ năng quản trò trong xin hoạt tập thể

 
A.GIỚI THIỆU TRÒ CHƠI VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRÒ:

Trò chơi nói chung là một loại hình giáo dục rất tốt với thanh thiếu
niên, nếu chúng ta biết cách tổ chức trò chơi trở nên lành mạnh, có giá
trị hữu ích, ngược lại nó sẽ vô bổ có khi phản tác dụng trong khi chơi.

Trò chơi có nhiều rất loại đa dạng, có nhiều cách chơi: trò chơi lớn,
trò chơi thi đấu, trò chơi nhỏ, trò chơi dân gian…Thông qua trò chơi
giúp cho người chơi rèn luyện trí tuệ, sự nhanh nhẹn, tháo vát, khéo
léo, ngoài ra tró chơi còn tạo được sự gắn bó với tập thể, giúp cho
người chơi thoát khỏi sự khép nép thụ động và nhanh chóng xoá bỏ sự cách
biệt ngại ngùng ban đầu.

I.GIÁ TRỊ TRÒ CHƠI:

Trò chơi có mục đích lành mạnh, tính sư phạm, tính giáo dục thì trò chơi
mới đạt được hiệu quả giá trị về tinh thần và thể chất của người chơi .

Đạo đức: tạo cho người chơi tính nhẫn nại, đoàn kết, hoà đồng với tập
thể, vui tính, vị tha.

Trí tuệ: Giúp cho người chơi có tính sáng tạo có óc quan sát nhanh, nhận
định được lời nói nhanh, phán đoán và ứng xử khôn khéo, nhớ được lâu,
khéo léo.

Thể lực: Rèn luyện cho người chơi nhanh nhẹn tai mắt, tay chân, có sức
bền cao,tăng cường thêm sinh lực, tính chịu khó, tháo vát.

Ngoài những giá trị kể trên, trò chơi còn giúp cho những tật xấu
như:nóng tính, cộc cằn, hay ăn gian, sửa được những khuyết điểm mà cá
nhân hay tập thể ttrong lúc chơi mắc phải.

Trò chơi có giá trị hữu ích khi có luật chơi rõ ràng ,có thi đua, có
thưởng, phạt công minh, bất vụ lợi, vô tư.

II. PHÂN LOẠI TRÒ CHƠI:

Nói đến loại trò chơi và phân loại trò chơi thì rất đa dạng và phong phú
, trò chơi trên rừng, biển , sông , núi, ngoài trời, trong phòng
v.v…Nên rất khó mà phân loại được hết. Nhưng chúng ta có thể căn cứ vào
một số điều kiện dưới đây để có thể phân loại trò chơi cho phù hợp với
đối tượng chơi . Ở một số sách về trò chơi, người ta chỉ đưa ra hai
loại; trong phàng và ngoài trới hoặc trò chơi động và tĩnh mà thôi.

Ở đây xin giới thiệu một số điều kiện để phân loại trò chơi cho phù hợp:

1. Theo tính chất nội dung: với cách này, ta có thể phân ra làm nhiều
loại:

a/ Trò chơi phản xạ: (qui ước về động tác lời nói ).

- Phản xạ thuận (làm theo khẩu lệnh). Vd: thụt – thò (nói thụt thì thụt
tay vào, thò thì thò tay ra)hoặc nhảy ra - nhảy vô.

- Phản xạ nghịch (làm ngược lai với khẩu lệnh ). Vd: trò chơi ra, vô
(quản trò hô ra thì nhảy vô, hô vô thì nhảy ra).

- Phản xạ chéo (nói và làm thế nay thì nói và làm thế khác). Vd; quản
trò vừa hô “cái mũi của tôi” vừa bấm lỗ tai, thì người chơi phải hô “lỗ
tai của tôi” vừa nắm lỗ mũi của mình.

b/ Trò chơi trí tuệ: Là một loại nghiêng về trí tuệ, phải sáng tạo và
quan sát nhanh, phải suy luận, phán đoán, thì mới chơi tốt được. Trò
chơi này luôn có qui định về mặt thời gian(hỏi-đáp). Vd: Truy tìm người
yêu, hái hoa dân chủ (truyền thống, chuyên môn)

c/ Trò chơi vận động:

- Vận động nhẹ : ngồi tại chỗ, có thể kết hợp hát với sing hoạt vòng
tròn, đòi hỏi sự khéo léo và nhạy bén. Vd: chuyền dép hoặc nón (bắt bài
hát tập thể rồi bắt đầu chuyền, dứt bài hát mà dép hoặc nón tới ai thì
người đó bị).

- Vận động mạnh: dùng nhiều sức lực nhanh nhẹn, tháo vát, chơi được cả
tập thể. Vd; du kích qua sông ( nhiều đội thi đua, đưa người qua sông
bằng cách là ngồi trên cây gậy để đưa qua sông , khoảng cách định
trước).

d/ Trò chơi cảm giác: loại trò chơi phải sử dụng nhiều đển thị, thính,
vị, xúc, khứu giác, nó còn đòi hỏi phải kết hợp đến sự khéo léo, phán
đoán , quan sát. Vd: trò chơi kim (bày trên đất hay trên tấm trải một số
vật dụng cho người chơi quan sát nhanh, sau đó đậy lại bắt người chơi
phai ghi lại, hoặc nói lai có bao nhiêu vật trong đó ); trò chơi về khứu
giác (cho một vài loại gia vị như tỏi, ớt, tiêu v.v…vào một túi nhỏ cho
người chơi ngửi và đoán có bao nhiêu loại gia vị).

2. Theo đối tượng tham gia:

Đối tương chơi trò chơi rất quan trọng, nên người quản trò phải chú ý
thêm lứa tuổi giới tính để tổ chức hoặc điều khiển cách chơi cho phù
hợp.

- Đối tượng nam: cách chơi và luật chơi đơn giản nhủng đòi người chơi
nhiệt tình , nên có vận động mạnh, tạo hào hứng liên tục, trò chơi luôn
thay nhanh mới lạ, gay cấn, nhiều sôi động , rèn luyện thể lực, tháo
vát, nhanh nhẹn, giáo dục tính thi đua, không ích kỉ, vị tha, trung thực
, luôn sẵn sàng. Vd: thi kéo co cõng.

- Đối tượng nữ : cách chơi và luật chơi đơn giản, không vận động quá
sức gây mệt, thường nên kèm bài hát, múa rèn luyện tính chịu khó quan
sát, giáo dục tính hiền hoà, vui tươi chăm chỉ, nên chọn những trò chơi
nhẹ nhàng. Vd: thi nói vần các nhân vật anh hùng trong lịch sự Việt Nam.

- Đối tượng nam+nữ:cách chơi và luật chơi hơi khó, vận động mạnh, tạo
sự thi đua không ngừng của các nhóm, rèn luyện sự phán đoán nhanh, tính
đồng đội nhạy bén, tạo sự thân thiện , hoà đồng tập thể. Vd: nhồi bóng
tiếp sức nhanh.

3. Theo số lượng và thời gian:

Chúng ta nên chú ý thêm về số lượng người chơi và thời gian chơi, khong
thể nào mà 10 người chơi trò đó, mà 1000 người cũng chơi trò đó được ,
xin giới thiệu một số kinh nghiệm như sau:

- Số lượng người chơi từ 15-50 người nên tạo bầu không khí vui nhộn lúc
đầu ,tốt nhất nên sinh hoạt vòng tròn hoặc hát bài hát tập thể , sau đó
có thể tổ chức chơi một số trò chơi vận động nhẹ, thời gian không quá
60 phút.

- Số lượng người chơi từ 50-100 người nên tổ chức trò chơi vận động
mạnh, có tính thi dua cao, luật chơi nên đơn giản, có thể tổ chức được
trò chơi lớn hoặc trò chơi đêm. Thời gian chơi có thể từ 60-120 phút. số
lượng người từ 100-600 người hoặc nhiều hơn nữa, nên lựa trò chơi mà
mọi người cùng tham gia được hết, ngoài ra có thể tổ chức trò chơi lớn
hoặc trò chơi đêm hoặc phải tổ chức nhiều hoạt động cùng lúc , có thế
mới thu hút được mọi người cùng chơi. với số lượng này, không khí ban
đầu rất quan trọng, cần tạo sự hào hứng ban đầu, thì những phút về sau
luôn luôn sẽ sôi động.

4. Theo địa điểm:

- Trò chơi trong phòng: không gian giới hạn do tường, vách và đồ đạc,
nên tạo bầu không khí nhẹ nhàng, dùng trò chơi vận động nhẹ , không quá
dài , nên thay đổi liên tục trò chơi, tạo sự vui nhộ, rồi hãy vào những
sinh hoạt trọng tâm.

- Trò chơi ngoài trời: không gian rộng rãi và thoáng như sân chơi, vườn
cây, bãi biển, đất trại thì dùng các loại trò chơi vận động mạnh, có
thi đua, nên tạo bầu không khí luôn luôn sôi động.

III.QUI TRÌNH THỰC HIỆN TRÒ CHƠI:

1. Công việc chuẩn bị phải lưu ý:

- Đối tượng và số lượng: quen hay chưa quen? số lương người tham gia?
thái độ và trình độ? giới tính?

- Địa điểm và thời gian:trong nhà, ngoài trời, chỗ chơi rộng, nắng gió,
cây nhiều… Tính toán thời gian chơi cho phù hợp, từ khi bắt đầu chơi
cho đến khi kết thúc.

- Lựa chọn nội dung chơi:thực hiện những trò chơi cho vừa sức và trình
độ người chơi, cần truyền tải những nội dung gì về chuyên môn, kỹ năng,
ngành nghề…

- Vật dụng chơi: chuẩn bị vật dụng chơi, quà thưởng (nếu có) tại chỗ
chơi có thể sử dung được vật dụng gì? Vd: chơi banh - gậy thì chuẩn bị
banh và gậy.

2. Thực hiện trò chơi:

- Ổn định tổ chức: hát tập thể , hô băng reo , chia tổ thi đua.

- Giới thiệu trò chơi, giải thích rõ ràng cách chơi, chơi đúng, sai,
nói tên trò chơi, chơi thử một vài lần tạo cho người chơi quen với trò
chơi.

- Chơi thật và tổng kết ; chơi thật, góp ý cách chơi để người chơi lần
sau chơi cho đúng ,phạt nhẹ nhàng ,vui nhộn , tạo cho người chơi luôn có
cảm giác thoải mái.

*Chú ý: nếu trò chơi quá quen thuộc hoặc quá dễ nên nhanh chóng chuyển
sang trò chơi khác để tránh sự nhàm chán , trò chơi mà bị sai quá nhiều
sẽ mất đi tính hấp dẫn của nó.

IV.NHỮNG YÊU CẦU NGƯỜI QUẢN TRÒ CẦN CÓ:

Là một người thiết kế và tổ chức trò chơi, là hạt nhân trong tập thể,
thất bại hay thành công còn lệ thuộc phần lớn vào người quản trò, có
người cho rằng người quản trò chỉ là người chuyên làm trò hề cho mọi
người vui cười, có máu tiếu lâm, tính tình bông đùa hời hợt, những người
có ý nghĩ như thế là một sai lầm rất lớn.

Trong thực tế muốn loàm người quản trò giỏi, trước hết người quản trò đó
phải lcó tâm hồn cởi mở, tính tình hoà đồng, ý thức sâu sắc , một bản
lĩnh vững vàng và một tài năng đa dạng , muốn đạt được như thế thì người
quản trò phải có những yêu cầu sau đây:

- Tính nhạy cảm và óc quan sát nhanh: để xử lý và ứng xử những tình
huống bất trắc xảy ra trong khi chơi.

- Trình độ: biết sáng tạo trò chơi mới, biết những trò chơi nhàm chán
sang những trò chơi khác cho vui nhộn, biết rõ những kiến thức hoặc lịch
sử mà mình muốn ứng dụng trong trò chơi , biết dừng trò chơi đúng lúc ,
biết nhiều trò chơi và bài hát , biết rõ luật chơi và tuân theo luật mà
mình đã đưa ra.

- Giọng nói; có giọng nói to , rõ ràng để giải thích trò chơi, biết nói
dí dỏm, khôi hài , tập đùa có duyên nhưng không lố bịch.

Đây là yêu cầu cơ bản của người quản trò cần có, ngoài ra người quản trò
nên rèn luyện them đức tính: bạo dạn, hoà đồng, tự chủ, kiên nhẫn, biết
tập hợp và tích luỹ thật nhiều trò chơi để lam giàu kiến thức của mình,
nhanh nhẹn và hoạt bát trong khi chơi, nên có đức tính trung thực ,
công minh , bất vụ lợi, vô tư.

Những điều người quản trò cần tránh trong khi chơi:

- Không nên phạt người chơi quá lâu hoặc quá khó, tạo cho người chơi
cảm thấy bị lố bịch.

- Không tranh cãi với người chơi những luật chơi, hoặc quyết tâm bắt
được cho một người hoặc một nhóm mà mình cho rằng họ hay “ăn gian”, hay
cãi.

- Không nên chơi những trò chơi mà mình không biết rõ, hoặc không rành
về những kiến thức của trò đó.

- Không chê bai khi có người chơi tró chơi quá dễ , hoặc quá dở, không
giận dữ hoặc mất bình tĩnh khi có người phá rối trong lúc chơi.

Đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã có, môi trường tốt nhất là đội
,nhóm ,hay một đoàn thể… chính những nơi này là môi trường thuận lợi
cho các bạn trở thành một người quản trò giỏi, chúng ta cũng nên chú ý
những nhân tài “khoái làm quản trò” ở đội, nhóm của mình, nên giúp họ tự
rèn luyện trở thành một người quản trò giỏi, để trong hoạt động đội,
nhóm của mình thêm sôi động và phong phú.

B.CÁCH SƯU TẦM VÀ CẢI BIẾN TRÒ CHƠI:

I.CÁC HÌNH THỨC SƯU TẦM TRÒ CHƠI:

Các bạn thân mến, muốn trở thành quản trò giỏi để điều khiển một chương
trình trò chơi cộng đồng hoặc tổ chức sinh hoạt trò chơi vòng tròn cho
hấp dẫn, tránh những trò chơi nhàm chán không phù hợp với đối tượng
chơi, thì yêu cầu một người quản trò là phải biết nhiều trò thật chơi.

Làm thế nào để có thật nhiều trò chơi? Các bạn có thể sưu tầm theo những
hình thức sau đây:

- Thông qua sách báo, các thông tin đại chúng hiện hành (chú ý các loại
trò chơi cho phù hợp theo đối tượng).

_Ghi chép lại những trò chơi hay trong những lần sinh hoạt cộng đồng
hoặc dã ngoại.

_Trao đổi với quản trò những loại trò chơi, nhất là những loại trò chơi
mới, có sáng tạo

Các bạn sưu tầm cũng chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động cộng đồng mỗi
ngày mỗi cao của các bạn trong đội, nhóm… nên không những sưu tầm các
trò chơi mà người quản trò còn phải biết sáng tạo và cải biên các loại
trò chơi đã có sẵn.

II.NGUYÊN TÁC CẢI BIÊN MỘT TRÒ CHƠI:

Muốn cải biên được một trò chơi, người quản trò phải nắm vững những yêu
cầu sau đây:

- Nắm rõ luật và cách sử dụng trò chơi cũ.

- Trò chơi chưa đủ sức hấp dẫn, nhưng đối tượng chơi vẫn có nhu cầu
chơi trò đó.

- Luật chơi phải rõ ràng, không quá phức tạp so với luật trò chơi cũ.

- Trò chơi cải biên phải phù hợp với đối tượng, chỗ chơi, vật dụng chơi
và thời gian chơi.

C.HƯỚNG DẪN HÁT TẬP THỂ:

Hát tập thể là nội dung rất cần thiết trong mọi hoạt động của thanh niên
chúng ta, vì hát tập thể vừa thể hiện tính năng động , trẻ trung, sôi
nổi của thanh niên, đồng thời hát tập thể còn là kiểu mời gọi mọi người
hãy nhanh chân đến với nhau qua những buổi họp mặt, các hội nghị , các
buổi lễ hội , các đêm giao lưu… hát được những bài hát tập thể còn là
chiếc vé chắc chắn để vào hội nhập, hoà đồng, hiểu biết lẫn nhau của
thanh niên chúng ta. Vậy làm thế nào để thanh niên quanh ta hát được
những bài hát tập thể? Mời các bạn tham khảo nội dung sau đây:

I.CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ:

1.Người hướng dẫn:

- Phải hiểu thật rõ bài hát mình sắp hướng dẫn cho tập thể như: nhịp,
điệu, độ cao, tone bài hát, tốc dộ phù hợp.

- Xuất xứ của bài hát (hoàn cảnh ra đời?) để thể hiện cho đúng tâm
trạng. Tìm các từ khó để giải thích cho mọi người hiểu cho đúng ý tác
giả.

- Chia bài hát thành từng đoạn ngắn để tập dần cho đến hết. Khi phân
đoạn cần cho tròn khuôn nhịp và tròn cả lời đoạn đó.

2. Hiểu được đối tượng:

- Số lượng, nam nữ, tuổi, nghể nghiệp…

- Trình độ thưởng thức âm nhạc, nhạc lý của họ…

- Có thường xuyên hát tập thể, có thích hát tập thể…

Hiểu được các yếu tố này chúng ta sẽ dễ dàng mời gọi họ cùng hát, dễ
phân đoạn bài hát ngắn hoặc dài, tập nhanh hay chậm, tập dễ hay khó…

3. Điều kiện phục vụ cho lúc tập:

- Phòng tập, nơi tập…

- Đàn, âm thanh, bảng, phấn viết…

- Bài hát phát cho từng người hay đọc chép…

- Nước uống…

II. CÁCH HƯỚNG DẴN HÁT TẬP THỂ:

1. Nên nói qua xuất xứ bài hát, giải thích từ khó, tên tác giả (nếu là
bài hát phỏng thơ thì phải nói rõ tên nhà thơ), nhịp điệu bài hát, phát
cho cho mỗi người một bài hoặc đọc chậm cho ghi. Sau cùng hát một vài
lần cho mọi người nghe để làm quen với bài hát.

2. Bắt đầu hướng hẫn hát, nên hướng dẫn từng đoạn, nếu khối đông tiếp
thu nhanh thì có thể mở rộng đoạn dài hơn hoặc tiếp thu chậm thì thun
ngắn lại. Nếu chậm hơn nữa thì cho nói bài hát theo nhịp, khi đúng rồi
ta mới chuyển sang hát.

3. Sau từ 3 đến 4 đoạn thì ta ghép lại thành một đoạn dài cho quen dần.
Cứ thế đến khi hết bài hát.

4. Lúc đầu có thề hát chậm hơn so với yêu cầu bài hát để cho dễ hát. Khi
quen thì nâng tốc độ cho đúng. Ngoài ra, khi tập thỉnh thoảng nên khen,
động viên một vài cá nhân và nhóm hát tốt.
Một số kinh nghiệm quản trò:
1. Bắt đầu cuộc chơi tập thể mất trật
tự, thiếu tập trung chú ý:


Tình huống này thường gặp ngay trong các buổi sinh hoạt, hội họp của
đoàn, hội. Để tạo sự chú ý ban đầu, quản tró có thể:
- Thực hiện một số băng reo, "tràng pháo tay", "mưa rơi", "vỗ tay theo
qui ước",...
- Điều khiển một trò chơi thông qua bài hát cộng đồng mà mọi người đều
thuộc.
Dùng còi hay tiếng vỗ tay (tạo tiếng vỗ khác thường) để tập trung chú ý,
sau đó thực hiện một vài trò chơi đơn giản.
- Sử dụng một vài "hình phạt vui" để buộc những người khác phải cố gắng
để không phạm luật.
- Sử dụng nhóm "thành viên tích cực" (ngay từ đầu đã trật tự chăm chú
lắng nghe) làm nòng cốt cho một trò chơi đơn giản. Khi đó những người
khác buộc phải dừng các "việc riêng" khác, "tò mò" quan sát, sau đó sẽ
tự nguyện nhập cuộc.
- Hát ngay một bài hát (không cần giới thiệu) rất tự nhiên và tỏ vẻ say
sưa, từ đó tạo ra sự chú ý cho mọi người...

2. Không khí nặng nề trầm lắng, người
chơi rụt rè, thiếu mạnh dạn:

Nếu thực hiện ngay trò chơi sẽ dễ dàng thất bại.
Nên bắt đầu bằng một "trò ảo thuật" hoặc kể một câu chuyện tiếu lâm.
Tiếp đó thực hiện một số trò chơi tương ứng.
Tăng dần liều lượng những trò chơi mang tính chất thi đua giữa các nhóm.
Khi các nhóm đã vào cuộc để giành thắng lợi là bạn đã thành công.

3. Người chơi nhiệt tình nhưng có sự
ganh đua mãnh liệt giữa các nhóm:


Đây là điều thường xảy ra, nếu như quản trò không có biện pháp xử lý
thỏa đáng thì cuộc chơi có thể mất hết ý nghĩa.
Trước hết quản trò phải nhanh chóng phát hiện nguyên nhân. Thông thường
là do luật chơi không chặt chẽ, quản trò thưởng phạt không công minh,
người chơi khích bác chê bai nhau. v.v...
Sau khi phát hiện đúng nguyên nhân, quản trò công khai tuyên bố trước
mọi người, rồi mới tiếp tục trò cũ hoặc chuyển sang trò mới và bắt đầu
bằng những quy ước chặt chẽ, kín kẽ hơn.
Khi chia nhóm chơi nên cử trưởng nhóm và chọn một số trọng tài "công
minh" không nằm trong các nhóm chơi.
Linh họat thay đổi trò chơi hay phương pháp điều khiển để tạo điều kiện
cho nhóm nào cũng có thể thắng cuộc.
Khi cuộc chơi ở mức cao trào, có thể chuyển sang các hình thức khác tạo
sự hòa hợp giữa các nhóm.

4. Người chơi mệt mỏi và bắt đầu tỏ vẻ
chán chường:

Có nhiều nguyên nhân như: Trò chơi quá khó, cuộc chơi quá dài hay luật
chơi bắt mọi người phải lặp đi lặp lại nhiều động tác đứng lên, ngồi
xuống, chạy, đổi vị trí...; trò chơi đơn điệu không hấp dẫn hoặc không
phù hợp. Từ những nguyên nhân cụ thể mà quản trò lựa chọn biện pháp xử
lý thích hợp. Nhung nói chung có thể chọn một trò chơi thật nhẹ nhàng
hấp dẫn hay một bài hát tập thể để chẩm dứt cuộc chơi. Cũng có thể
chuyển sang thực hiện những trò chơi trí tuệ như "Đố vui có thưởng",
"Hát đối", hoặc "Kể chuyện vui".

5. Không khí trầm lắng thiếu sôi nổi:
Đây cũng là tình huống thường gặp trong các buổi họp mặt hay trên đường
đi tham quan, dã ngọai. Trong trường hợp này nên sử dụng một số loại trò
chơi như: "nối từ" (chia nhóm,, nhóm này nêu ra một từ, nhóm kia tìm từ
khác nối vào sao cho hai từ đó có ý nghĩa, cứ vậy cho đến khi nhóm nào
không tìm được thì thua. Ví dụ: màu xanh - xanh tươi - mát mẻ - mẻ chua
-chua ngoa - ngoa ngoắt -...), "hát liên khúc", "hát nối", "đố vui", thi
kể chuyện tiếu lâm,...

6. Người chơi đề nghị thực hiện những
trò chơi ngoài dự kiến:

Trong trường hợp này người quản trò nhanh chóng khéo léo thực hiện đề
nghị đó, xem như đó cũng là trò chơi được dự định từ trước (nếu quản trò
hiểu rõ những trò chơi đó). Cũng có thể khéo léo giới thiệu ngay người
đề nghị điều khiển trò chơi tập thể, khi đó mình đóng vai "quản trò
phụ".

7. Chỉ định ai làm gì nhưng họ không
thực hiện:

Muốn thoát khỏi tình huống khó khăn này có ba cách sau:
- Thứ nhất, phát cho mỗi người một mẩu giấy trắng nhỏ. Người chơi với sự
quen biết của mình trong tập thể sẽ ghi vào giấy của mình đề nghị ai đó
làm một việc gì hợp với khả năng của họ. Quản trò thu lại và đọc từng
mẩu giấy.
- Thứ hai, dùng những trò chơi nhỏ để bắt lỗi. Những người bị phạm luật
sẽ là những người buộc phải thực hiện một yêu cầu hợp lý của quản trò.
- Thứ ba, quản trò chuẩn bị một số mẩu giấy trong đó ghi rõ yêu cầu phổ
thông nhất: hát, kể chuyện, đọc thơ, cười, khóc... Sau đó chọn một trong
các mẩu giấy gài vào một bông hoa. Cả tập thể hát một bài và bông hoa
được chuyển từ người này sang người khác. Khi bài hát kết thúc, bông hoa
ở trên tay ai thì người đó sẽ mở mẩu giấy đọc to cho mọi người biết và
thực hiện yêu cầu ghi trên mảnh giấy đó.

8- Những người phạm lỗi không muốn thực
hiện hình phạt của cuộc chơi:

Trong trường hợp này có thể vì hình phạt ngoài khả năng của người phạm
lỗi, cũng có thể vì nhút nhát không dám thực hiện hoặc do quản trò không
nghiêm minh phạt những người phạm lỗi trước đó. Vì vậy trước hết quản
trò chọn những hình phạt dễ thực hiện, chọn những trò chơi phụ để phạt
như: "phỏng vấn", "tìm người yêu", "tìm người chỉ huy" v.v...Nếu người
phạm lỗi quá nhút nhát, có thể tiếp tục trò chơi khác để bắt lỗi tập thể
và dùng hình phạt chung cho tập thể những người phạm lỗi, khi đó mọi
người sẽ mạnh dạn thêm lên.

Ngoài 8 tình huống thường gặp nêu trên còn có nhiều tình huống khác cần
xử lý kịp thời. Bí quyết thành công là ở chỗ người quản trò nắm vững tâm
lí, nhu cầu của người chơi, thường xuyên rèn luyện kỹ năng quản trò và
thu thập, phân loại các trò chơi, thực sự "ham chơi" khi cần thiết.


 

Kĩ năng quản trò trong xin hoạt tập thể

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Góc kỹ năng :: Kỹ năng mềm (soft skill)-
 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất